Sình bụng là triệu chứng khá thường gặp ở cá betta và khiến không ít bạn phải loay hoay để tìm cách chữa cho cá. Bạn cũng thắc mắc không biết phải làm gì khi cá bị sình bụng thì cùng ShopHeo tìm hiểu 4 lý do gây ra sình bụng ở cá và từ đó có giải pháp thích hợp nhé!

4 nguyên nhân gây sình bụng ở cá betta

Khi phần bụng cá căng phồng chứa đầy nước, không thể đào thải ra ngoài được sẽ làm cá rất khó chịu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mang bệnh khác. Chứng sình bụng này ở cá betta gây ra bởi 4 nguyên nhân sau đây:

1. Chất lượng nước kém

Cá tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước trong bể mỗi ngày, hấp thụ thức ăn và oxi đều thông qua đây nên chỉ cần nguồn nước kém chất lượng thì sẽ gây ra rất nhiều căn bệnh cho cá. Sình bụng là một trong số đó. Khi nước bẩn, vi khuẩn sẽ “tác quái”, xâm nhập vào cơ thể cá, chúng khiến hệ thống tiêu hoá của betta giảm hiệu suất hoặc tắc nghẽn và làm chướng bụng.

Carbon dioxide được sản sinh do quá trình hô hấp của cá. Vì thế cần có giải pháp dài hạn để ổn định giá trị pH bằng cách thêm các vật liệu Calcium carbonate vào hồ.

Bạn cần xử lý nước thật sạch, khử clo đầy đủ trước khi đưa vào bể. Dọn bể và lau chùi ít nhất 2 lần/tuần, vớt thức ăn thừa và chất thải của cá mỗi ngày để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất cho cá lớn lên khỏe mạnh.

2. Nhiễm khuẩn từ thức ăn

Món khoái khẩu của mấy chú betta chính là giun sống, trùn chỉ và các loại ấu trùng. Loại thực phẩm này chứa đầu protein và dưỡng chất nhưng lại ẩn chứa nguy cơ nhiễm khuẩn cho cá. Vì là vật thể sống, các loại vi khuẩn sẽ bám trên người giun, ấu trùng và sinh sôi nảy nở trong bụng nếu cá ăn vào.

Tại những vị trí hồ bị dơ, vi khuẩn gây hại cho cá sẽ “đóng ổ” chờ để khi có cơ hội tấn công cá.

Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn gây sình bụng ở cá, bạn nên rửa thật sạch và khử trùng trước khi cho cá ăn, cân đối thức ăn mỗi bữa bằng cám inve, thực phẩm đông lạnh,…

3. Sức đề kháng yếu

Sức đề kháng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cá khỏi nguy cơ bị sình bụng. Sức đề kháng yếu đồng nghĩa với việc cá khó chống lại các loại vi rút, vi sinh vật xâm nhập.

Sử dụng men tiêu hóa trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng.

Tham khảo: Cách nhận biết cá betta sình bụng, cách chữa bệnh sình bụng

Tăng đề kháng cho cá bằng các bài tập luyện đơn giản, phơi nắng sớm mỗi ngày 30 phút – 1 tiếng và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày bạn nhé.

4. Tổn thương nội tạng

Nội tạng là cơ quan thiết yếu để vận hành hệ thống tiêu hoá cho cá. Betta có thể bị tổn thương nội tạng trong quá trình di chuyển hoặc bị va đập khi chọi nhau với các chú cá khác.

Nếu gặp trường hợp này, bạn cần dùng thuốc (hoặc nước muối) thả vào nước nhằm khử trùng vết thương và kháng viêm cho cá. Chú ý bổ sung thêm thực đơn nhẹ, dễ tiêu hoá mỗi ngày cho cá nhé.

Lưu ý: Nếu cá bị sình bụng và đang nuôi chung bể với các con cá khác thì bạn cần nhẹ nhàng đưa cá khỏi bể và “cách ly” ở một bể riêng để hạn chế lây bệnh và dễ điều trị cho cá hơn nhé.

Mong là hướng dẫn chi tiết cách điều trị khi cá bị sình bụng này hữu ích cho bạn. Nếu vẫn còn chỗ nào vướng mắc chưa rõ, bạn liên hệ đến hotline hoặc bình luận ngay dưới bài viết để được hỗ trợ kỹ nhất nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!