Khác với cá cảnh tiêu hóa thực vật, các giống cá cảnh ăn thịt có phần hơi “dữ dằn” và yêu cầu cao hơn trong kỹ thuật nuôi. Chúng sẵn sàng khiêu chiến và đánh bầm dập đối thủ nếu thấy bị đe dọa đến nguồn thức ăn và lãnh thổ. Vậy nên, khi nuôi chúng, bạn cần chú ý những điều này nhé!

Đặc điểm của cá cảnh ăn thịt

Trước khi đề cập đến những điều cần chú ý khi nuôi cá cảnh ăn thịt, ta cần nắm rõ được đặc điểm của chúng. Việc làm này giúp ta có cái nhìn khái quát, đưa ra được hướng chăm sóc đúng hơn.

Nhìn chung, các loài cá ăn thịt thường rất hiếu chiến và đánh nhau giỏi. Chúng có thể sở hữu một hoặc vài mánh khóe hay ưu điểm để giành lợi thế trong các cuộc chiến. Ví dụ như cá betta sở hữu những đường đánh có lực và đuôi vây sắc bén. Chúng thích ăn thịt những vẫn ăn được rau, cỏ. Món khoái khẩu là ấu trùng tôm, giun chỉ hay trùn huyết, các loại thịt xay nhuyễn. Cá thường sống ở tầng giữa, bơi lội linh hoạt và có xu hướng tấn công các con cá nhỏ hơn để săn mồi.

Lưu ý khi nuôi cá cảnh ăn thịt

Từ những đặc điểm kể trên, ta suy ra được các điểm cần chú ý khi nuôi cá như sau:

1. Nuôi cá tách bể

Các cá thể cá ăn thịt nên được nuôi tách bể với các chú cá hiền lành và nhỏ con hơn, nếu không thì các cuộc chọi cá hay săn mồi sẽ làm bạn phải đau đầu vì thương tích trên cơ thể cá đấy.

2. Bể nuôi rộng lớn

Các dòng cá ăn thịt thường thích khám phá và bơi lội tung tăng, chúng không thể chịu được việc quanh quẩn trong một bể cá bé xíu mỗi ngày và bị trầm cảm, thiếu sức sống. Thế nên, một chiếc bể với không gian rộng lớn là cực kỳ cần thiết.

Tinh toán chiều rộng, cao, sâu của bể cá hợp lý sẽ là một giải pháp “Vàng” giúp bạn chăm sóc cá tốt hơn

3. Cân đối khẩu phần ăn

Cá sẽ dễ nhàm chán và kén ăn nếu cứ ăn mãi một món nên bạn hãy thay đổi thường xuyên các loại thức ăn và cân đối khẩu phần mỗi bữa để kích thích cá ăn khỏe hơn, lên màu đẹp hơn nhé. Chẳng hạn như giun, trùn huyết hay cám inve, artemia, thức ăn đóng hộp, thịt tôm xay nhuyễn,…

Các loại thức ăn phổ biến nhất cho cá cảnh hiện nay có thể kể đến như thức ăn từ thực vật : rong rêu, rau cỏ, bèo tấm, tảo biển, và thức tổng hợp và tươi sống.

Tham khảo: Đặc điểm, tập tính, tiêu chí, kỷ thuật nuôi và chăm sóc cá betta chuẩn A-Z

4. Vẫn có thể nuôi cá theo đàn

Mặc dù hiếu chiến nhưng các giống cá vẫn có tập tính sống theo đàn nếu quen thuộc. Bạn có thể nuôi cá đối mặt trong 2 bể khác nhau trong suốt, cho cá làm quen dần và khi chúng đã thích ứng, hãy thể cá vào chung bể để chúng cùng nhau lớn lên, giúp bể trông sinh động và đẹp mắt hơn.

Lưu ý khi nuôi cá cảnh thủy sinh: Phải nuôi chúng theo bầy đàn, vì là kích thước không đồng đều nên dễ bị cá lớn vờn, ăn thịt cá bé. Phải lựa chọn các loại cá sống chung cho phù hợp.

5. Thay nước và dọn bể

Tuyệt đối không được quên dọn bể cá ít nhất 1 lần/tuần, thay nước và khử clo cho nước thường xuyên để giữ bể sạch sẽ và tránh mang bệnh cho cá. Cá cảnh ăn thịt đôi khi bị sốc khi thay nước 1 lần nên bạn có thể thay từng phần và tránh di chuyển bể quá mạnh nha. Nhớ giữ nhiệt độ thích hợp từ 20 – 32 độ C để tạo điều kiện tốt cho cá sinh trưởng nhé.

Làm sạch chất thải, vệ sinh lại thành hồ và các vật liệu lọc.

Trên đây là một số lưu ý cần nhớ khi nuôi cá cảnh ăn thịt, bạn đừng quên nhé. Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn cứ liên hệ đến ShopHeo để được tư vấn miễn phí, chi tiết từ A-Z nha. Chúc các bạn nuôi cá thành công. Xin chào và hẹn gặp lại nè!