NUÔI CÁ CHỌI, CÁ BETTA TRONG ỐNG RƯỢU: MỘT CÁCH CỰC KỲ ĐỘC ĐÁO ĐỂ NUÔI MỘT SỐ LƯỢNG LỚN CÁ BETTA Ở THÁI LAN.

Một trong số hàng trăm vấn đề mà những nhà nuôi tạo giống luôn đặc biệt quan tâm là việc tách hoàn toàn những chú cá trống betta và để chúng ra từng lọ riêng. Để chúng giáp mặt nhau và… chúng sẽ “đánh chém” nhau tơi bời.

Điều này hẳn ai cũng đã biết (và ngay cả cái tên của chúng cũng đã gây cho ta một ấn tượng rất… action)*. Chính những đặc điểm tự nhiên nơi môi trường sống buộc chúng phải “cư xử” với nhau như vậy. Nhưng vấn đề ở đây là việc làm sao để nuôi những chú cá này (và với số lượng lớn nhá) một cách thật… khoa học mà cũng thật tiết kiệm? Cách thức sau đây có lẽ là một trong những phương pháp có một không hai.

Lần cuối tôi viếng thăm một trại cá betta ở ngoại ô Bangkok, Thái Lan, nơi mà tôi phải thấy… choáng ngợp khi thấy khoảng xấp xỉ 100 .000 (một trăm ngàn) lọ nuôi cá betta. Một số lượng thật đáng nể, và cũng thật đáng quan tâm.:

  • Họ lấy chúng từ đâu (và giá của chúng là bao nhiêu)?
  • Làm thế nào họ có thể nuôi dưỡng chúng?
  • Làm thế nào họ có thể thay nước cho chúng?
  • Làm thế nào để họ có thể “săn sóc” từng chú cá một?
  • Làm thế nào để cho chúng sinh sản?
  • Làm thế nào cho chúng ăn ?
  • Và khi nào ta có thể biết lúc cần thiết để “thu hoạch”?

Những câu hỏi cứ dồn lên. Những thứ này đây, cùng những thắc mắc khác, là những gì có câu truyện sau đây:
Những gì tôi thấy là vô số những lọ đã từng được dùng để chứa rượu whisky. Chúng có thể tích, khoảng 1 pint (đơn vị đo thể tích của Mỹ ~ 0,16 lít).

Tôi cũng đã từng đến trại cá này một lần rồi nhưng lần này so với lúc trước kể cả số lượng lẫn ,phương thức đều đúng là một trời một vực. Thực chất những gì tôi học được trong các chuyến đi sang Thái lan trước đây đều phải được “đánh giá lại”. Tôi cũng cung cấp một vài bức hình của trang trại này cùng một số thứ khác được nêu ra ở đây.

Xem thêm: Nguồn gốc cá betta và cách nuôi, cho ăn để cá betta đẹp

Chúng tôi lái xe khoảng 1 giờ để ra đến ngoại ô Bangkok, rồi quẹo sang một khúc đường nhỏ để đến một vùng quê rộng mở. Trại cá betta tôi đã nhắc đến thực sự không có … biên giới. Những gì tôi thấy là một khu đất khoảng 2 hay 3 a (khoảng 200 – 300 m2) chuyên để nuôi cá.

Vùng đất này thực sự đẹp tuyệt tuy có lấm lép một ít bùn (có thể là do thời tiết gần đây). Chúng tôi lái xe qua một cây chuối, đỗ xe lại và đi bộ qua một khu dân cư ở để đến một khu vực lớn đầy những hồ cá bằng xi-măng. Và đây là điểm mấu chốt của cuộc hành trình này.

Như tôi đã nói với các bạn, đây là một dãy vô số những chai lọ xếp vững chắc trên sàn. Tôi cố thử đếm có bao nhiêu lọ tất cả nhưng càng đếm càng “hoa mắt” và cuối cùng, tôi “ước chừng” nơi đây có khoảng 100.000 lọ đựng cá (như đã nêu trên). Cả căn phòng (hay tôi gọi là nhà thì đúng hơn) thật sự… không có tường. 4 góc tường là 4 tấm bạt bự che lấp.

Tuy nhiên, điều thú vị nhất ở đây là căn phòng này… không có sàn (theo nghĩa thực sự của nỏ). Những ngôi nhà betta kia cũng chính là những sàn nhà thủy tinh bóng bẩy cho căn phòng !!!

Để các bạn hiểu rõ hơn những… sàn nhà này như thế nào, tôi đã đưa lên đây tấm hình của 2 nhân công ở đây đang thu hoạch cá. Tôi không thể nào hiểu được làm sao họ biết lọ nào để mà lấy lên nên và… lấy lên như thế nào nên tôi nghĩ rằng hẳn những lọ này có một hệ thống quay đặc biệt nào đó!

Có khoảng 6 đến 7 người làm việc ở chỗ tôi đứng gần và hình như tổng cộng tôi đếm được cũng phải vài chục người. Họ làm tất cả từ A đến Z những công việc trong việc nuôi dưỡng cá betta như: ép giống, cho ăn, di chuyển chỗ, thay nước, “thu hoạch” những chú cá đã đủ trưởng thành, đóng gói chúng cho việc vận chuyển và kiêm luôn việc vận chuyển chúng đến nơi đặt hàng.

Công việc được thay nước được thực hiện bằng một công cụ “cây nhà lá vườn” như hình trên. Nhờ công cụ này mà những nhân viên ở đây có thể lấy cùng một lúc đến 20 lọ cá lên thay vì cực khổ nhặt từng lọ lên. Cái giá đỡ sẽ được đóng lại ở 1 đầu, đầu còn lại được che bởi một tấm vải cứng (theo tôi là vậy).

Cả công cụ này sẽ được lật ngược lại. Tấm vải mà tôi đã nói cho phép nước được tràn ra mà chú cá không hề “trôi theo dòng nước”. Và chúng lại được lật ngược lại, thả về với vị trí là “sàn nhà” như trước.

Những lọ chỉ có cá bên trong sẽ được châm nước bằng một chiếc ống cao su dài. Bởi vì cá betta có thể “hít thở” không khí trong một khoảng thời gian vừa đủ, một dãy nhiều lọ sẽ được đổ nước ra hết trước khi quá trình châm nước lại bắt đầu.

Chúng tôi không ở lại đủ lâu để tìm hiểu xem họ mới thay nước một lần. Tôi đoán rằng (chỉ đoán thôi) là với một số lượng đáng kể cá betta kia thì phải một số lượng rất lớn các lọ sẽ được thay hàng ngày. Và theo tôi nghĩ rằng cứ mỗi ngày họ thay một hàng cá betta, một công việc tôi cho rằng là khá khó nhọc và… hơi buồn tẻ.

Và tôi cũng thấy những nhân viên ở đây lựa chọn chú cá betta nào sẽ được bắt ra và đem bán. Một cô gái làm việc ở đây kiểm tra khá nhanh chóng những chú cá, lấy lên một lọ, dốc ngược nước và bỏ vào một bịch ni lông, và thế là xong.

Tôi nghĩ rằng thật chẳng quá khó khăn trong giai đoạn này khi những nhân viên ở đây sắp xếp các chú cá với độ tuổi phát triển ở gần nhau. Do đó, việc tìm kiếm chỉ cần thực hiện ở một khu vực xác định là đủ.

Chú betta được đưa vào một chiếc hộp nhỏ hơn để vận chuyển sang nơi khác. Những chú cá nhỏ này cũng được đặt trong những hộp chứa bằng nhựa không nắp trên. Chúng có kích thước khoảng bắng nửa ly cà phê bình thường (khoảng 2 inch bề ngang – ~ 5cm – và 2 inch cao).

Những hộp này được xếp thành từng lớp. Mỗi lớp có thể chứa khoảng 80 hộp. Một tấm bạt nhựa được phủ trên 1 lớp, rồi lớp trên lại được đè lên, cứ thế tạo thành một khối đủ lớn để vận chuyển. Tôi ước lượng rằng một khối như thế có khoảng 5 lớp, và, theo phép nhân cơ bản thì một khối vận chuyển như vậy chứa khoảng 80 x 5 = 400 chú bettas. Một phần nữa của công việc này là phải phân loại cá để bán (tức xem chú cá “khác lạ”, “có giá hơn” so với đồng loại không).

Một số cộng sự của mua cá thử và tôi đã… rùng mình khi xem những chú cá này được vận chuyển sang Singapore. Phân và chất thải của cá trong những hộp vận chuyển chuyển sang một cái màu xanh lợ lợ trông rất dơ và ghê tởm. Tuy nhiên, màu sắc này chắc hẳn cũng bị ảnh hưởng bởi nước lá bàng, một thứ chất lỏng được xem rất có ích cho cá betta. Tôi và các bạn chắc cũng nghĩ như thế.

Tôi ghi trong cuốn sổ riêng của mình rằng “60 hộp một tuần x 400 chú cá / hộp”. Điều này có nghĩa rằng, họ bán ra ngoài khoảng 24000 chú cá betta một tuần nếu sự tính toán của tôi là chính xác. Con số này, tuy nhiên, vẫn chưa bao gồm những khu vực khác. Họ có thể còn có những “căn nhà” nuôi cá thế này ở nơi nào khác. Và bạn cứ nghĩ đi, đấy quả là một con số khổng lồ.

Một điều kiện thật tuyệt vời cho người dân ở thành phố Bangkok, Thái lan đó là khí hậu. Những cư dân ở đây không phải lo lắng về vấn đề bảo đảm nhiệt độ cho các chú cá vì khí hậu nhiệt đới ở đây luôn bảo đảm các chú cá luôn có một điều kiện thích hợp nhất. Chúng tôi đến vào cuối tháng 10, lúc này khí hậu rất tuyệt cho việc nuôi cá betta: mưa ẩm ướt.

Và một điều nữa hấp dẫn tôi là sự đa dạng các giống loại betta được nuôi ở đây. Nơi đây có rất nhiều kiểu gen, kiểu hình và vô số biến dị trong ngoại hình trong từng mỗi chú cá. Những giống cá tuyệt nhất ở đây là các chú đồng đen và cam thuần (dĩ nhiên, do nguyền gốc của chúng được xuất phát ở đây mà). Trại cá cũng nuôi một ít crowtails, cá betta giants và rất nhiều chủng loại plakat khác. Đặc biệt ấn tượng nhất là những chú cá có vây màu như những sọc đen trên lưng hổ.

Mỗi lần tôi đến nơi đây, tôi cảm nhận được một sự tương tác hết sức gắn bó giữa các chú cả bettas với những con người tâm huyết nuôi nấng chúng. Họ làm việc không ngừng nghỉ để mang lại những cuộc sống tốt đẹp hơn cho các chú cá than yêu.

Và chuyến đi của tôi đã kết thúc. Tuy nhiên, nếu bạn thấy câu truyện này khá hấp dẫn thì, tin tôi đi, tôi còn rất nhiều câu truyện đáng kể như thế nữa trong khoảng vài tháng tiếp theo. Và đây chỉ là một sự bắt đầu trong seri truyện đặc sắc về betta tiếp theo.