Giới thiệu

Trước đây, không hề có luật đá cá chính thức nào được áp dụng trong các trường đấu. Người chơi cần nắm rõ luật trước khi tham gia đá cá. Vấn đề của trò đá cá đó là, ai sẽ là người thất bại nếu cả hai đấu thủ đều không chịu bỏ chạy. Trường hợp này cần đến vai trò của người trung gian hay trọng tài.
 Tuy nhiên, vì trọng tài cũng là con người nên nảy sinh nhiều vấn đề. Ý kiến của người chơi về cách phân xử của trọng tài có thể rất trái ngược. Luật mà trọng tài áp dụng thay đổi tùy vào mỗi trường cá. Các trường cá ở Thái Lan đã rút ra được nhiều kinh nghiệm từ những rắc rối và xây dựng một bộ luật khiến người chơi cả hai phía đều chấp nhận.
Luật đá cá này được phát triển và áp dụng trong hơn 2 năm qua, kể từ đó những vấn đề rắc rối phát sinh giữa người chơi giảm thiểu rất nhiều. Luật này được chấp nhận như là luật đá cá chính thức trong các trường đấu lớn ở Thái Lan. Trường cá ở các quốc gia khác có thể dựa theo luật này để canh cải theo hoàn cảnh thực tế của mình.

Dụng cụ

  • Lọ đá cá
  • Đồng hồ điện tử
  • Cá cảnh sát (dùng để đá với các đấu thủ)
  • Cá kè (cá cảnh sát dùng để kè với các đấu thủ)
  • Tấm ngăn
  • Vợt (vợt lưới để vớt cá vô lọ đá, vợt plastic để vớt cá ra kiểm tra)
  • Lọ kiểm tra châm một nửa nước

Thời gian biểu

Giờ mở và đóng trường đấu:

*Mở từ 8.30 sáng và đóng từ 5.30 chiều.
*Nếu bắt đầu đá trước 12.0 trưa thì giờ kết thúc là 3.30 chiều.
*Nếu bắt đầu đá sau 12.0 trưa thì giờ kết thúc là 5.30 chiều.

Luật chung trong trường đấu 

*Người mở nắp lọ đá cá bị xử thua.
*Chủ cá có quyền yêu cầu thay nước lọ đá cá trong vòng 10 phút sau khi khai trận.
*Sau khi thả cá, chủ cá không được chạm vào lọ đá cá.
*Người mở nắp lọ đá cá bị xử thua.
*Một trong hai đấu thủ bỏ chạy và chủ cá chịu thua.
*Sau khi kiểm tra bằng cá cảnh sát và trọng tài công bố thắng thua.
*Nếu cả hai đấu thủ đều bỏ chạy, trọng tài sẽ dùng cá kè.

Phân định thắng thua bằng cá cảnh sát

*Đá với cá cảnh sát
*Kè/Đá với cá cảnh sát
*Kiếm tra cá bỏ chạy

Trường hợp hòa *Khi hai phía chủ cá đồng ý hòa.
*Khi kè với cá cảnh sát hai lần và lần nào các đấu thủ cũng phùng mang.
*Khi đá với cá cảnh sát hai lần và lần nào các đấu thủ cũng phùng mang.
*Khi cả hai đá đến hết giờ và đều phùng mang khi đá với cá cảnh sát.

Quy định vượt qua bài kiểm tra bằng cá cảnh sát

*Đấu thủ phải phùng mang hết cỡ về phía cá cảnh sát. Phùng mang nửa vời, phùng một bên mang hay không hướng về phía cá cảnh sát đều bị coi là không vượt qua bài kiểm tra.

Quyền của chủ cá

*Chủ cá có quyền yêu cầu trọng tài cho kè cá (tối đa 2 lần).
*Chủ cá có quyền yêu cầu trọng tài cho đối phương đá với cá cảnh sát (tối đa 2 lần).
*Chủ cá có quyền yêu cầu trọng tài kiểm tra cá bỏ chạy.

Đá với cá cảnh sát

*Chủ cá chỉ có thể yêu cầu kiểm tra cá đối phương một khi cá của mình phùng mang hết cỡ hướng về phía đối phương (nhưng đối phương không phản ứng lại).
*Thời gian để trọng tài quan sát các đấu thủ là 1 phút.
*Nếu đối phương chứng tỏ còn chịu đá, yêu cầu bị bỏ qua.
*Nếu đối phương không chịu đá thì trọng tài sẽ bắt ra để cho đá với cá cảnh sát.
*Mỗi chủ cá có quyền yêu cầu kiểm tra 2 lần. Nếu cá đối phương vẫn phùng mang hết cỡ về hướng cá cảnh sát sau 5 cú đá thì cả hai đấu thủ được cho đá tiếp trong lọ mới.

Cách thức cho đá với cá cảnh sát

*Trọng tài vớt cá thả vào lọ kiểm tra.
*Vớt cá cảnh sát thả vào lọ kiểm tra.
*Trọng tài chỉ quan sát từ phía trên.
*Cá cảnh sát đá trúng 5 lần.
*Nếu đấu thủ không phùng mang hết cỡ về phía cá cảnh sát trong vòng 5 cú đá thì coi như không vượt qua bài kiểm tra.
*Nếu đấu thủ phùng mang hết cỡ về phía cá cảnh sát trong vòng 5 cú đá thì coi như vượt qua bài kiểm tra (vừa phùng mang là bắt cá cảnh sát ra ngay).
*Cả hai đấu thủ đá tiếp trong lọ mới nếu đấu thủ vượt qua bài kiểm tra.
*Mỗi chủ cá đều có quyền yêu cầu kiểm tra cá đối phương 2 lần.

Kè cá

Chủ cá có quyền yêu cầu trọng tài kè cá. Đây là một cách để phân định thắng thua nhanh chóng. Khi cả hai đấu thủ hầu như ngưng đá và nằm yên, trọng tài sẽ chờ đến lúc không con nào đá trong vòng 1 hay 2 giây thì sẽ bắt ra để kè với cá cảnh sát.

Cách thức kè

*Trọng tài bố trí lọ chứa đấu thủ giữa hai cá cảnh sát với tấm ngăn.
*Trọng tài điều chỉnh mực nước ba lọ như nhau.
*Cài đặt đồng hồ điện tử 2 phút hay 120 giây.
*Rút tấm ngăn hai bên.
*Trọng tài chỉ quan sát cá phùng mang từ bên trên.
*Nếu đấu thủ phùng mang hết cỡ hướng tới cá cảnh sát thì trọng tài sẽ tuyên bố “phùng mang” rồi vớt cá sang lọ khác và kiểm tra đấu thủ kế tiếp.
*Nếu đấu thủ kế không phùng mang về phía cá cảnh sát, trọng tài sẽ cho đá với cá cảnh sát.

Số lần kè

Mỗi chủ cá có thể yêu cầu cho kè 2 lần. Nếu các đấu thủ đều phùng mang hết cỡ về phía cá cảnh sát thì chủ cá hết quyền yêu cầu. Phía chủ cá chưa hết quyền yêu cầu vẫn có thể yêu cầu cho kè.

Sau khi kè

*Nếu cả hai đều không phùng mang thì cho đá tiếp trong lọ cũ.
*Nếu cả hai đều phùng mang hướng về phía cá cảnh sát thì cho đá tiếp trong lọ mới (nước mới).

Kiểm tra cá bỏ chạy

Chủ cá có quyền yêu cầu trọng tài kiểm tra một khi cá bỏ chạy. Nếu thấy một đấu thủ bỏ chạy, trọng tài sẽ bắt ra để cho đá với cá cảnh sát. Nếu đấu thủ vẫn chịu đá với cá cảnh sát thì trận đấu coi như hòa.*Bên yêu cầu kiểm tra sẽ chịu phạt với đối phương nếu cá mình không thắng.
*Con nào phùng mang = thắng
*Cả hai đều phùng mang = hòa
*Cả hai đều không phùng mang = hòa

Yêu cầu về nhân cách trọng tài

Trọng tài là nhân vật dẫn dắt trường đấu. Yếu tố chính để điều hành trường đấu một cách thành công chính là sự công bằng của trọng tài. Vì vậy một trọng tài phải hội đủ các đặc điểm sau:*Không được tham gia đá cá.
*Không được đặt cược dù trực tiếp hay gián tiếp.
*Phải công bằng và không được thiên vị bất kỳ bên nào.
*Không được thể hiện quan điểm cá nhân trong khi làm nhiệm vụ.

Sưu tầm