Nhắc đến cá kiểng, người ta thường nghĩ đến la hán đầu tiên, nguyên nhân đơn giản là vì chúng trông quá đỗi lạ mắt và dễ ghi nhớ với chiếc đầu gù to. Trong số đó, dòng kamfa nhận được sự quan tâm hơn cả. Tuy nhiên mức giá đắt khiến nhiều anh em mê cá kiểng mất cơ hội sở hữu. Một số chuyên gia đã thực hiện lai giống cá la hán kamfa F2 và cho thấy kết quả khả quan. Hãy cùng chiêm ngưỡng đặc điểm của chúng cùng cách nhân giống tỷ lệ đậu cao sau để có thêm kinh nghiệm khi chăm sóc cá nha.

Tổng hợp đặc điểm cá la hán kamfa F2

Kamfa là một phân dòng cá la hán được lai tạo lần đầu tiên tại Thái lan do nghệ nhân Koe Sakana vào đầu những năm 1990. Với kích thước trung bình đạt dạng vừa phải, cân đối dễ nuôi nên chúng phù hợp với đại đa số kích thước bể hiện có. Lúc mới đầu, Joe phát hiện tỷ lệ cá đột biến hiếm có trong quá trình nhân giống cá, sau đó anh mạnh tay lai tạo và lần đầu tiên, cá kamfa có mặt trên thị trường, rồi gây nên một cơn sốt không thể chối từ.

Đặc điểm rõ nhất để phân biệt kamfa đó là chúng có nhiều châu dạng sợi dài và dày bao phủ khắp toàn thân. Đầu gù lớn, đuôi tam giác vây bao tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh, ai nhìn cũng phát cuồng là thế. Thế nhưng, nhược điểm thường gặp là dòng kamfa có tỷ lệ vô sinh cao, hầu hết các chú đực đều không thể tạo cá con với cá mái. Để tăng mức độ lai thành công, người ta thường phải lai kamfa với một dòng la hán khỏe mạnh khác. Ngoài ra, còn cần phải có chế độ chăm sóc tỉ mỉ, thích hợp.

Chi tiết cách nhân giống kamfa F2 thành công

Trong quá trình cho cá đực gặp cá mái và sinh sản, ta cần có biện pháp hỗ trợ về nguồn nước, thức ăn,… để cá có không gian thoải mái nhất. Cụ thể:

Bước 1: Chọn cặp bố mẹ khỏe

Cá la hán kamfa bố mẹ nên lanh lợi, ăn khỏe, di chuyển linh động không bị ù lì. Một số điểm nên chú ý như đôi mắt to tròn, lanh lợi, vây đuổi thẳng thớm, bụng đầy không nếp gấp. Loại trừ ngay từ đầu nếu cá bố cá mẹ có dấu hiệu dị tật, khuyết mắt, bị thương vì chúng rất yếu, dẫn đến lai tạo giống F2 thường thất bại.

Bước 2: Chọn giai đoạn lai tạo đúng

Khi cá bố và cá mẹ được khoảng 10 tháng tuổi, chúng sẽ bắt đầu phát dục, thời gian phát dục kéo dài từ 30 – 90 ngày. Hãy lưu ý để lai giống ngay lúc này tăng tỷ lệ đậu trứng nha.

Bước 3: Chọn bể rộng rãi

Tham khảo: Cập nhật thông tin về dòng cá la hán kamfa gb độc lạ có 1 không 2

Một chiếc bể kích thước từ 50x40x40 (cm) trở lên sẽ là phù hợp để cá có đủ không gian gặp nhau, nhân giống và đẻ con.

Bước 4: Cho cá ăn đủ và vệ sinh bể thường xuyên

Trong suốt quá trình nhân giống, đừng quên cho cá ăn đều đặn 2 bữa/ngày và vệ sinh bể sạch cả ngoài lẫn trong để phát hiện sớm trạng thái bất thường ở cá nha.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cá la hán kamfa F2 và cách nhân giống chúng, mong là sẽ giúp ích cho bạn. Nhấn theo dõi trang để đón xem sớm nhất những bài cập nhật về cá hot hit hiện nay nha!