Việc set up một hồ cá betta thuỷ sinh không phải là ngày một ngày hai là có thể làm xong, nó đòi hỏi sự tỉ mẫn nữa. Nhưng nếu bạn lỡ yêu thích bộ môn này thì cùng tham khảo cách để xây dựng và duy trì một hồ thuỷ sinh sao cho đúng chuẩn nhé. Let’s go!

Thế nào là hồ cá betta thuỷ sinh

Khác hoàn toàn với bể cá thông thường, hồ thuỷ sinh là một hệ sinh thái độc lập thu nhỏ, trong đó chứa đựng đầy đủ những nhân tố để phát triển và duy trì sự sống của sinh vật. Hai loại sinh vật chủ yếu sinh sống trong bể betta thuỷ sinh là cá betta và các loại cây. Mặc dù chỉ cần nước thôi là betta đã có thể lớn lên rồi nhưng một môi trường sinh thái đầy đủ sẽ giúp chúng phát triển toàn diện và vui vẻ hơn, ít bị bệnh hơn.

Tóm lại, bể betta thuỷ sinh là một bể cá gồm cá, thực vật, đất nước,… và các yếu tố khác tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh, mang lại môi trường sống tốt hơn cho sinh vật.

Làm thế nào để xây dựng bể cá betta thuỷ sinh vừa đẹp vừa bền?

Việc set up bể cá thuỷ sinh có thể mất nhiều thời gian, nhưng đây lại là thú vui tuyệt vời được các anh em mê mẩn. Việc tự tay hình thành nên một bể cá hoàn chỉnh giúp anh em giảm stress, thư giãn và làm việc hiệu quả hơn sau đó. Sau đây là hướng dẫn xây dựng bể thuỷ sinh cho anh em:

1. Bể cá thuỷ sinh

Bể cá bình thường có nhiều loại, nhiều kiểu dáng nhưng chúng mỏng và không thể chịu được áp lực lớn từ các loại sinh vật của bể thuỷ sinh. Do đó, chúng ta cần một bể chuyên dụng riêng. Một bể cá cần chắc, dày, kính mặt bên phải từ 8ly trở lên, kính đáy phải từ 10ly trở lên mới chịu được áp lực. Để hồ đẹp hơn, thì người ta chọn mua bể “không kiềng không keo”, giá khoảng từ 650.000₫ trở lên, hơi đắt xíu nhưng chất lượng của bể rất quan trọng, đừng tiếc rẻ để rồi hối tiếc bạn nha.

2. Lượng CO2 trong bể betta thuỷ sinh

CO2 là nguồn thiết yếu cho quá trình quang học của thực vật trong bể. Các cây sẽ hấp thụ CO2 và sau đó thải ra oxi cho cá. Đương nhiên, bạn cần đầu tư một bình CO2 để bể của bạn được bền và các sinh vật lớn đẹp hơn nhé.

Xem thêm: Bật mí bí quyết chăm sóc cá betta khỏe đẹp mau lớn từ A-Z

3. Đầu tư lớp đất nền

Đất là nơi cây sinh sôi và lớn lên, đất nền là môi trường để cây bám rễ và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Hiện có hai cách để tạo lớp đất nền cho bể:

  1. Đất nền trộn
  2. Đất nền công nghiệp

Đất nền công nghiệp sử dụng quá đơn giản, chỉ cần mua về và đổ vào bể thôi, nhưng thiếu sự đầu tư và không tốt bằng đất nền trộn. Từng lớp đất tự trộn sẽ sử dụng được lâu bền hơn, nồng độ dinh dưỡng cũng cao hơn. Tuỳ bạn lựa chọn bạn nhé.

4. Đèn chiếu sáng

Đèn cũng là một nhân tố không thể làm sơ sài. Cây xanh và thực vật sống và quang hợp tốt nhất dưới ánh mặt trời tự nhiên. Vì thế, khi đưa chúng vào bể trong nhà, bạn cần có đèn chiếu sáng đủ sáng để các hoạt động hô hấp của chúng diễn ra thuận lợi. Lưu ý là có nhiều loại đèn trên thị trường, như philip, rạng đông, Sylvia,… Hãy hỏi ý kiến người có kinh nghiệm để chọn loại đèn phù hợp riêng cho bể betta thuỷ sinh của bạn. Hiện hai dòng đèn đang được giới chơi cá ưa chuộng nhất là bóng neon T5 và T8, bạn có thể tham khảo.

5. Loại cây trong bể

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại thực vật bạn muốn chúng sinh trưởng trong bể thuỷ sinh của mình. Một số loài cây rất thích hợp để nuôi trong môi trường này là: rêu cá đẻ, la hán xanh, cây hẹ thẳng,… bạn có thể chọn nuôi nhiều loại cây trong bể cho sinh động và đẹp mắt hơn nhé.

Môi trường có rong bèo tảo và luôn sạch sẽ giúp cá chọi phát triển tốt nhất

Không chỉ đẹp mắt, hồ cá betta thuỷ sinh còn giúp người ngắm được thư giãn và làm không gian thêm sáng, sinh động. Đối với nhiều người, việc mỗi ngày chăm bể cũng giúp họ có thêm niềm vui nhỏ. Nếu bạn gặp vấn đề khi nuôi betta và bể thuỷ sinh thì cứ liên hệ số hotline hoặc Shopheo.com để được tư vấn chi tiết. Cảm ơn và hẹn gặp lại nha!