Cách nuôi cá molly sinh sản là một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là giai đoạn nhạy cảm cần chăm sóc đúng cách để cá sinh sản và phát triển tốt. Cũng không quá khó, bạn hãy tìm hiểu cách nuôi chi tiết sau đây nhé!

Đặc điểm cá molly

Đây là loài cá đẻ con khá hiền lành nhưng khá nhạy cảm với nhiệt độ. Cá molly sẽ sống tốt ở nhiệt độ 23 – 28 độ và đảm bảo đủ độ sáng. Trường hợp nếu bể thiếu sáng thì cá molly sẽ không lên màu đẹp, gầy yếu.

Cá molly khá ăn tạp, thường ăn rong rêu, côn trùng, động vật giáp xác,… Tuy nhiên, nếu cá ăn càng nhiều rong rêu thì màu sắc sẽ lên ít đẹp, màu tối, không được rực rỡ bắt mắt.

Cách nuôi cá molly sinh sản

Khi cá molly được 5 – 6 tháng sẽ bắt đầu giai đoạn sinh sản. Khi nuôi cá molly thành đàn, cá đực thường sẽ đuổi theo cá cái, sau khi thụ tinh thành công, bụng cá cái sẽ dần to ra.

Khi gần sinh sản, cá molly cái sẽ tìm hang đá, bụi cây để làm nơi ẩn trú. Giai đoạn này, bạn cần tách cá ra một bể riêng với nhiệt độ 25 – 28độC, dưới đáy bể sẽ trang trí hang đá hoặc rong tảo để cá ẩn trú.

Ở lứa đẻ đầu tiên, cá sẽ cho ra 10 – 50 cá bột, những lứa sau số lượng sẽ tăng lên. Trước khi cá molly sinh sản, bạn cần đảm bảo nhiệt độ. Sau khi cá sinh sản, bạn cần đảm bảo vể đủ sáng để cá con phát triển tốt, lên màu sắc đẹp.

Khi cho cá ăn, bạn cần lưu ý cho ăn với lượng vừa phải. Cá còn nhỏ nên không ăn nhiều, bạn cho chúng ăn ít để tránh trường hợp quá no hoặc thức ăn thừa làm ô nhiễm bể cá, dễ gây chết.

Tham khảo: Bí quyết nuôi cá molly đẹp mê ly – Cùng khám phá ngay!

Bên cạnh đó, bạn cần thay nước bể cá thường xuyên để đảm bảo nhiệt độ và tránh ô nhiễm nước. Tuy nhiên, khi thay nước, bạn chỉ thay 2/3 lượng nước trong bể, không nên thay hết nước, tránh trường hợp cá không thích nghi được với môi trường nước và chết đột tử.

Như vậy, trên đây là toàn bộ cách nuôi cá molly sinh sản đơn giản nhất. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn nuôi cá molly sinh sản thành công, sở hữu một đàn cá đẹp độc đáo.