Trong quá trình nuôi cá kiểng, chắc hẳn bạn sẽ phát hiện một số căn bệnh của cá. Do đó, bạn cần tìm hiểu các căn bệnh thường gặp của cá kiểng để dễ dàng nhận biết, từ đó biết cách xử lý chính xác. Tất cả sẽ được chia sẻ toàn bộ ngay trong bài viết dưới đây.

Bệnh đốm trắng ở cá kiểng 

Đây là một trong những căn bệnh rất thường gặp ở cá kiểng. Bệnh này nếu không xử lý kịp thời sẽ gây chết. Nguyên nhân chủ yếu do cá bị nhiễm ký sinh trùng, lây nhiễm từ cá này sang cá khác.

Khi mắc bệnh này, trên thân cá cảnh sẽ xuất hiện những đốm trắng nhỏ hoặc thậm chí những đốm này dính lại với nhau tạo thành mảng trắng to. Đồng thời, khi mắc bệnh đốm trắng, cá bơi không được khỏe, chán ăn và thở rất nặng nhọc.

Để điều trị căn bệnh này ở cá kiểng,  bạn hãy tăng nhiệt độ lên  và sử dụng sulphat đồng để điều trị. Hoặc bạn cũng có thể dùng malachite, methylene blue hay formalin để tác động.

Vây hoặc đuôi bị thối

Triệu chứng này khá thường gặp khi cá kiểng bị nhiễm khuẩn. Nếu cá sống trong môi trường nước bị ô nhiễm thì rất dễ xuất hiện căn bệnh này. Khi bạn phát hiện vây hoặc đuôi cá bị thối rách và lờ đờ thì hãy điều trị ngay.

Trước tiên, bạn sẽ vớt cá ra một bể riêng rồi sử dụng thuốc sulfadimidine, minocycline, erythromycin, Jungle Fungus Eliminator để kháng nấm và điều trị. Khi chọn thuốc điều trị bệnh này, bạn không nên chọn thuốc có màu nhuộm hữu cơ nhé.

Cá kiểng bị bệnh mắt lồi

Bệnh mắt lồi nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn Steptococcus, cá bị ô nhiễm hoặc di truyền. Khi cá kiểng mắc căn bệnh này, chúng không chảy máu mắt, mắt lồi hơn so với bình thường và thậm chí mất đi phương hướng bơi lội.

Kể từ khi phát hiện bệnh, bạn nên giảm bớt lượng thức ăn và cách ly với các loại cá khác trong bể. Sau đó, bạn sẽ cho vào bể 1 viên kháng sinh tetra, 10 giọt xanh metylen, 1% muối và cắm sủi. Vào ngày hôm sau thì bạn sẽ thay khoảng 2/3 lượng nước và tiếp tục điều trị bắt thuốc cho đến khi cá kiểng hết bệnh.

Bệnh xuất huyết ở cá kiểng

Khi bị xuất huyết, bụng cá kiểng sẽ trương lên, sưng đỏ vùng hậu mô, lờ đờ và nổi đầu trên mặt nước. Để điều trị căn bệnh này, bạn hãy dùng thuốc kháng sinh dạng nước để tắm ca khoảng 30 phút – 1 giờ. Sau một ngày thì bạn sẽ thay nước 1 lần và kiên trì điều trị trong 3 – 5 ngày để bệnh được cải thiện.

Cá kiểng mắc bệnh nấm

Chất lượng của nước kém hoặc điều kiện sống không phù hợp cũng sẽ xuất hiện bệnh nấm. Bạn có thể sử dụng nước muối hoặc thuốc phenoxyethanol để tắm cá và kháng nấm. Lưu ý, khi điều trị cả kiếng bị bệnh nấm, bạn cần tách riêng ra một bể hay thau riêng nhé.

Bệnh thối mang ở cá kiểng

Bệnh này xuất hiện khi cả kiếng bị mắc bệnh hô hấp hoặc nấm Branchiomyces gây ra. Việc đầu tiên trước khi điều trị là bạn cần thay nước trong bể sao cho nước thật sạch. Bạn cũng có thể dùng sưởi để tăng nhiệt độ của nước ở khoảng 30 -32 độ C.

Để điều trị nhanh chóng, bạn có thể cho 3-5 giọt xanh methylen vào bể cá chứa 20l nước, nước này sẽ thay hàng ngày. Bạn nên điều trị liên tục 5 – 7 ngày hoặc cho đến khi cá hết bệnh.

Cá mắc bệnh giun

Bệnh này thường do Gyrodactylus hay Dactylogyrus gây ra. Chúng dần xâm nhập vào da và bên trong nội tạng của cá. Khi cá kiểng mắc bệnh giun thì chúng sẽ dần biến đổi màu sắc và suy yếu.

Bạn hãy dùng xanh methylen, aciflavin và formol để điều trị. Tuy nhiên, liều lượng các loại thuốc phải đảm bảo: 1% Xanh methylen, 10/mg/lít nước đối với Acriflavin, 0,25cc mỗi lít nước với Formol.

Tham khảo: 7 loại cá kiểng dễ nuôi nhất – giá cả phải chăng nhất

Cá kiểng bị lở loét

Lở loét là một căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ thì tình trạng lở loét sẽ nhiều hay ít. Bạn hãy dùng thuốc kháng sinh để điều trị và thay nước thường xuyên.

Bệnh bong bóng ở cá kiểng

Khi mắc bệnh bong bóng, cá kiểng sẽ khó bơi và trôi xuống dưới đáy bể. Nguyên nhân mắc bệnh này có thể là do bẩm sinh, táo bón hoặc nhiễm khuẩn. Cách điều trị cũng không quá khó, bạn hãy cho cá dừng ăn tầm 2 – 3 ngày và tăng nhiệt độ của nước. Bạn cũng có thể chọn các loại thuốc kháng sinh bán trị trường để bệnh nhanh hết nhé.

Trên đây là các căn bệnh thường gặp ở cá kiểng và cách điều trị đơn giản nhất. Bạn hãy tham khảo để nhận biết sớm bệnh và điều trị đúng cách. Chúc bạn thành công nhé.