Cá betta còn gọi là: cá xiêm, cá lia thia(mahachai, lia thia đồng), cá phướng(halfmoon), cá đá (theo tiếng gọi chung của người chơi cá). Có thể nói cá betta có nguồn gốc bắt nguồn từ Người Hoa(Đoàn Khắc Độ, 2007) và Thái Lan lai tạo dòng cá betta đầu tiên và nhiều nhất. Hiện nay cá nước đông nam á nổi tiếng trong việc chơi và lai tạo cá betta có thể kể đến như: Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Malaysia và Việt Nam. Trong các lần betta show và thi quốc tế, Việt Nam là nước có những mẫu betta tương đối đẹp so với các nước bạn và đạt được khá nhiều giải thưởng lớn. Có thể nói hiện nay Việt Nam đã lai tạo được khá nhiều dòng và chủng loại betta đẹp được nhiều dân chơi betta săn lùng.
Cá betta, cá xiêm đá là 1 trong những dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá nổi tiếng nhất trong các dòng cá cảnh. Được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.
Mục lục xem nhanh
1. Hé lộ điều ít ai biết về cá betta:
- Tên khoa học: Betta splendens (chi Betta gồm Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis, Betta smaragdina)
- Tên gọi khác (tiếng việt): cá lia thia, cá xiêm, cá phướng, cá chọi, cá đá
- Tên tiếng Anh khác: Betta fish, Siamese fighting fish; Fighting fish
- Nguồn gốc: lia thia đồng(ruộng) và cá xiêm
- Tuổi thọ: 3 – 5 năm (Trong điều kiện nuôi nhốt)
- Chiều dài: 5-7,5 cm (Trưởng thành)
- Lớp cao hơn: Cá Betta
- Số trứng đẻ ra: 10 – 40 (ngày nay đã lên hàng trăm)
- Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
- Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)
- Cấp độ: Gốc cá lia thia xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910
2. Đặc điểm sinh học cá betta, cá xiêm đá
-
- Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …
- Nhiệt độ nước (C): 24 – 30
- Độ cứng nước (dH): 5 – 20
- Độ pH: 6,0 – 8,0
- Tính ăn: Ăn tạp
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
Chi tiết đặc điểm sinh học:
- Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam …
- Tầng nước ở: Mọi tầng nước
- Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo …
3. Tiết lộ kỹ thuật nuôi cá betta (xiêm, lia thia, phướng)
- Thể tích bể nuôi (L):50 (L)
- Hình thức nuôi: Nên tách riêng biệt
- Nuôi trong hồ rong: Có
- Yêu cầu ánh sáng: Vừa
- Yêu cầu lọc nước: Ít
- Yêu cầu sục khí: Ít (không bắt buộc)
Chi tiết kỹ thuật nuôi & những điều nên lưu ý:
- Chiều dài bể: 30 – 40 cm
- Chăm sóc: Cá dễ nuôi nhất dành cho người mới tập chơi cá cảnh
- Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, lăng quăng, trùng chỉ, bobo, artermia, thức ăn tổng hợp,…
- Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ.
- Cách nuôi: Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái.
Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi.
2. Lựa chọn thức ăn cho cá đá và cách cho ăn
– Lăng quăng, bọ gậy, ấu trùng muỗi, còn có tên thường gọi là “sâu máu” là thức ăn cho cá đá được nhiều người nuôi lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều chủ nuôi đã chia sẻ cá đá của họ chết sau khi ăn quá nhiều lăng quăng. Bạn cần thận trọng khi cho cá ăn hằng ngày.
– Ấu trùng tôm cũng là một loại thức ăn cho cá đá khá “sốt” hiện nay. Có giá thành cao, giàu dinh dưỡng và ít bị lây khuẩn, bạn có thể thưởng cho chú cá betta của mình 1 tuần/lần để cân bằng dinh dưỡng, đổi vị cho cá ăn ngon hơn.
– Nếu bạn không đủ kiên nhẫn để hằng ngày ra cửa hàng cá cảnh để mua “mồi sống” cho cá betta, thì thức ăn cho cá betta nên trữ sẵn trong tủ lạnh chính là thức ăn đông lạnh. Nguồn thức ăn này làm từ động vật giáp xác, sâu… được nghiền nhỏ rồi đông lạnh nên có thể dùng trong thời gian dài. Lưu ý khi cho cá đá, chủ nuôi cần rã đông, tán nhỏ rồi với thả cho cá ăn để trành tình trạng cá không thể ăn được vì kích thước thức ăn lạnh còn khá lớn
– Nếu không có sẵn nguồn thức ăn tươi sống, bạn có thể dùng thức ăn khô (như trùng đất khô) hoặc thức ăn dạng viên đóng sẵn trong hộp. Các nguồn này có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá xiêm, nhưng không phải món “khoái khẩu” của chúng. Nếu bạn quá bận rộn và không đủ thời gian chuẩn bị thức ăn cho cá đá, thì đây là lựa chọn xen lẫn với các thức ăn tươi sống, giúp bạn không phải “quay cuồng” với bể cá xiêm.
Tham khảo: Cách nhận biết và phân loại cá betta koi
Qua chia sẻ sơ bộ trên các bạn đã phần nào hiểu rõ toàn cảnh về bức tranh từ A-Z của cá betta, mong rằng với những kiến thức cô đọng ít ỏi trên các bạn có thêm kinh nghiệm nuôi, chăm sóc và hiểu rõ hơn về chú cá betta cưng của mình nhé!
Trân trọng!