Hồ cá mini được biết đến là mẫu hồ cá nhỏ gọn, mang lại nét nổi bật cho ngôi nhà chật hẹp. Vì hồ chiếm khá ít diện tích mà còn tạo cảnh quan đẹp mắt nên được săn đón nhiệt liệt từ những người yêu thích cá cảnh. Vậy làm thế nào để có một không gian mang đầy đủ những tính chất của hồ thủy sinh, mà còn hợp lý về giá cả và giúp cá tăng trưởng tốt nhất? Hãy cùng đọc qua cách thiết kế hồ cá thuỷ sinh mini đơn giản ngay bên dưới nhé!

Hồ cá thủy sinh mini – Phong cách mới trang trí cho bàn làm việc, học tập, bàn ăn. Nhỏ sinh nhưng không kém phần sinh động.

1. Lựa chọn bể thuỷ sinh mini

Lựa chọn bể thuỷ sinh mini phù hợp với phong cách căn phòng và góc đặt bể hết sức quan trọng, mang lại sự thư giản và giải trí trong nhà.

Điều đầu tiên khi muốn nuôi cá thuỷ sinh thì bạn không thể bỏ qua đó là việc trang bị một bể cá. Với thị trường hiện nay, bể cá thuỷ sinh đang ngày một được sản xuất ra với nhiều mẫu mã đẹp mắt và khác biệt. Từ vuông, tròn, chữ nhật bạn có thể lựa chọn theo sở thích và trí tưởng tượng về chiếc bể cá mà mình muốn tạo nên.

2. Tạo lớp nền cho bể thủy sinh mini

Đây là nơi cực kì quan trọng vì đó là chỗ để cung cấp nhiều dinh dưỡng và các chất cần thiết để cây thuỷ sinh phát triển. Muốn có một bể thuỷ sinh mini hoàn hảo thì việc chú trọng vào lớp nền là điều không hề dư thừa.

Lớp nền cho bể thủy sinh mini rất quan trọng, tạo nên một không gian thủy sinh rất tự nhiên cũng là môi trường để các loại cây & rong rêu sinh sôi nảy nở.

Bước đầu bạn hãy trải một lớp sỏi ở đáy hồ giúp cố định cây và hạn chế thối rễ. Tiếp theo là trải phân vi sinh không tan trong nước, nhả chậm vì đó là chất dinh dưỡng chính giúp cây phát triển. Cuối cùng là trải tiếp một lớp sỏi lên trên lớp nền. Hãy thử sắp xếp những viên sỏi để tạo nên sức thẩm mỹ cho bể cá.

3. Lựa chọn cây thuỷ sinh phù hợp với hồ mini

Lựa chọn cây thuỷ sinh phải phù hợp với hồ mini đặc biệt là kích thước phát triển và môi trường sống phù hợp vì bể mini nên bạn khó có thể sử dụng nhiều cây và vật liệu lọc trong bể.

Cây trồng trong hồ thuỷ sinh mini sẽ khác với cây trồng trong bể thường khác nên việc lựa chọn cây trồng phải thật chú ý. Vì bể khá nhỏ nên cây phải có kích thước hợp lý, dễ trồng, dễ sống và không cần cung cấp CO2 bên ngoài. Một vài gợi ý: Cây rêu Java, Cây la hán xanh, cây dương xỉ thường…

4. Trồng cây trong hồ thủy sinh mini

Trồng cây trong hồ thủy sinh mini: Cây phú quý, trầu bà, thịnh vượng, ngọc ngân, hông trồng, đuôi công xanh, ngũ gia bì, vv…

Sau khi lựa được cây thuỷ sinh thì hãy tiến hành đến bước trồng cây vào bể. Bạn nên cố định cây thủy sinh vào các viên sỏi nếu không muốn cây nổi lên trong khoảng thời gian đầu và việc cố định thì có thể dùng các sợi cước trong suốt.

5. Cho nước vào hồ thuỷ sinh mini

Cho nước vào hồ thuỷ sinh mini cách chậm rãi để không làm ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh đã setup + vật liệu lọc mini làm trong hồ.

Xem thêm: Hồ cá thủy sinh mini và những điều bạn cần biết

Hãy để nước vào từ từ chậm rãi để tránh sức nước làm hư mất lớp nền của bể. Nếu quá mạnh tay sẽ khiến nước trong bể trở nên đục hơn, mất thẩm mỹ và tốn kém thời gian sửa chữa.

6. Thả cá vào hô thủy sinh mini

Thả cá vào hô thủy sinh mini: neon, ba đuôi, betta, xiêm, tam giác, bống mắt tre, vàng, trân châu, cá kiếm,vv…

Bước cuối đó là thả cá. Bạn cần chọn lọc kỹ vì cá trong bể thủy sinh khác với cá bên ngoài nên cần tìm hiểu và lựa chọn hợp lý. Trong quá trình vừa mới bỏ nước vào bể khoảng 1 tuần thì chưa nên thả cá vào ngay vì đó có thể khiến cá không kịp thích nghi với sự thiếu ổn định của bể.

Bài viết này có giúp cho bạn hiểu thêm về cách thực hiện và thiết kế một hồ cá thuỷ sinh mini không? Nếu có thì hãy mau mau làm theo hướng dẫn để hoàn thành một chiếc hồ mini đẹp ưng ý nhé. Chúc bạn thực hiện thành công!