Kể từ khi xuất hiện tại thị trường cá cảnh cho đến nay, cá betta thực sự đã chứng tỏ được sức cuốn hút mạnh mẽ của mình, cả với người mê cá cảnh lẫn người bình thường. Vậy bạn biết gì về cá betta?

Hãy cùng xem ngay tất tần tật những thông tin về chú cá độc đáo này nhé.

Nguồn gốc của cá xiêm

Cá xiêm còn có tên gọi khác là cá betta hoặc cá lia thia: với sự bắt nguồn được cho là từ Thái Lan trong những cuộc chọi cá. Sau đó nhờ sự phổ biến mà cá xiêm được đưa sang các nước khác và hiện tại đã được ưa chuộng rộng rãi ở các nước đông nam á. Hiện nay dân chơi sành cá betta Việt Nam thường ưa chuộng chơi cá Thái Indo (Indonesia).

Trải qua nhiều quá trình lai tạo khác nhau hiện nay cá betta đã đạt đến mức màu sắc thiên biến vạn hóa. Có thể nói màu sắc da dạng đến mức choáng ngợp cho người chơi cá: từ bình dân cho đến chuyên nghiệp.

Đặc điểm nhận dạng của cá xiêm

Cá xiêm có thân hình nhỏ nhắn với màu sắc bắt mắt và thiết kế vây đuôi lạ mắt khiến bất kỳ ai khi nhìn cũng không thể rời mắt. Trung bình chiều dài của cá xiêm là từ khoảng: 1.5-3cm tuy nhiên có những giống xiêm khổng lồ có kích thước lên tới 8cm(Giant). Màu sắc của cá rất đa dạng, hay xuất hiện nhất là đỏ, cam, vàng, xanh dương,… Một số giống cá hiếm còn có màu đen tuyền, vàng, hồng, tím, bạc, đồng,… khá lạ mắt.

Tham khảo: Mua cá betta giống tốt và giá rẻ như thế nào

Khác với tất cả loại cá kiểng khác đây là giống cá đá có tính hiếu chiến, không thể nuôi kiểng chung. Có một số trường hợp dân chơi betta vẫn có thể nuôi chung cá mái khi cùng bây nuôi từ nhỏ trong các bể thủy sinh.

Khi gặp đồng loại chúng sẽ phùng vây & mang lên rất hung tợn trông rất đẹp và cực kỳ thu hút người nhìn. Một số đồng ngư hiện nay đã lớn tuổi nhưng không thể từ bỏ thú chơi dòng cá này vì nét đẹp tuyệt vời của nó.

Cách nuôi cá xiêm khoẻ mạnh, lên màu đẹp

Việc nuôi cá xiêm không quá khó nhưng có một số lưu ý đặc biệt bạn cần quan tâm. Đây là loài cá sống nước ngọt với đặc tính khá tham chiến vì bản chất là loài cá đá. Khi nuôi cá bạn cần cho cá ở một bể riêng để tránh đá nhau với những chú cá khác, nếu đặt hai bể cá gần nhau thì cần có giấy hoặc vật che để cá không trông thấy nhau bạn nhé.

Cá ăn tạp nên thức ăn có thể là thức ăn viên đóng bịch, lăng quăng, bọ gậy, bobo, artermia, trùn chỉ… Nên cho cá ăn 1-2 lần trong một ngày là sáng và chiều, phần thức ăn bằng khoảng 20% của cá để cá ăn vừa đủ, không cho quá nhiều khiến cá ăn nhiều quá ảnh hưởng tiêu hoá và làm bẩn nước khiến cá khó hô hấp.

Tham khảo: Cá lia thia là gì? Giới thiệu sơ lược về cá lia thia?

Mực nước nên là bằng ⅔ thành bể, vì cá hô hấp cả bằng oxi trong không khí nữa nên thao tác này sẽ giúp cá thoải mái bơi lượn và hô hấp khỏe mạnh nhất.

Thức ăn cho cá Xiêm như thế nào?

Thức ăn cho cá là câu hỏi thường gặp trong chuỗi các câu hỏi cách nuôi như thế nào. Về cơ bản, giống như các loài cá trong chi họ của mình, cá thìa lìa hay cá Xiêm là loài ăn thịt. Điểm đặc biệt là chúng có cấu tạo miệng của hếch lên trên giúp cho việc kiếm ăn trên bề mặt trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Đây là dòng cá dễ nuôi, nguồn thức ăn khá đa dạng, bao gồm các thức ăn trong tự nhiên và thức ăn tổng hợp từ người nuôi. Người nuôi không cần lo lắng về việc ăn chúng gì mà có thể tham khảo một số dòng thức ăn cụ thể sau đây:

  • Trong tự nhiên chúng chủ yếu ăn zooplankton (1 loài phiêu sinh), bọ gậy (loăng quăng), xác động vật, giun đỏ, tôm nhỏ, tép nhỏ và một số ấu trùng của côn trùng khác hay các loài cá nhỏ hơn mình.
  • Trong thực tế, người nuôi còn có thể cho cá ăn các dòng thức ăn tổng hợp được bày bán trên thị trường, thường là sự kết hợp giữa các loại cám, tinh bột với các loại tôm, cá xay nhuyễn,…

Thức ăn cho cá thìa lìa rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Bạn nên đảm bảo cho chúng ăn 2- 3 lần/ngày đối với cá giống và 1 – 2 lần/ngày đối với cá trưởng thành. Nếu được đảm bảo về nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng, cá sẽ sống lâu hơn, có màu sắc sặc sỡ và đẹp hơn, các vây bị rách sẽ liền nhanh hơn.

Hiện nay loại thức ăn phổ biến được nhiều ae đồng ngư cho cá betta nhiều nhất là: bobo, artemia, trùng huyết, trùng chỉ, lăng quăng.

Một số giống cá xiêm phổ biến hiện nay

Cá xiêm có nhiều giống nhờ quá trình lai tạo của tự nhiên và nhân giống của con người. Các loài cá nổi bật có thể kể đến là halfmoon, koi, nemo, galaxy,… với những đặc điểm riêng biệt.

Các giống cá xiêm nổi tiếng

Những người lai tạo đã tạo ra một số giống cá xiêm nổi tiếng sau (dựa vào hình dạng của vây):
Veiltail: vây đuôi rủ xuống và không đối xứng..;

  • Crowntail: vây tưa;
  • Combtail: vây lược;
  • Half-moon: vây đuôi mở rộng đến 180 độ hoặc lớn hơn;
  • Short-finned fighting style: cá xiêm chiến với bộ vây rất ngắn;
  • Double-tail: có 2 đuôi (vây đuôi đực chia làm 2 phần rõ ràng) và vây lưng khá dài;
  • Delta tail: vây đuôi mở rộng gần bằng Half-moon và sắc cạnh hơn;
  • Fantail: đuôi quạt.

Mẹo giúp cá đá sinh sản và cách chăm sóc cá con

Cá đá có tuổi thọ khá ngắn 2-3 năm tuổi. Nhưng cá đến tháng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng. Và việc chọn lựa một con cá trống và mái tiêu chuẩn để cho ra một bậy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không, vì thế có mẹo nhỏ giúp chọn lựa giống cá chọi sinh sản sau:

Cách nuôi cá xiêm


Cá trống: Càng lớn tướng sẽ càng tốt, màu sắc bạn cần chọn cá phải thật chuẩn của loại, vây vảy không được rách hay nhợt nhạt màu sắc, vây bụng và vây lưng có độ xòe phải rộng, không bị dị tật, và cá mang tính hung hăng càng cao càng tốt, mẹo cho bạn chọn cá là chọn xem trên nhà của cá trống có bọt nổi không, nếu con nào bọt nổi thì con đó đang “sung” và ta đã thành công 35% rồi vì tính khí cá trống quyết định rất cao trong việc tạo dựng cá con.

Cá mái: Cũng giống như cá trống, nhưng khi chọn cá mài bạn cần chú ý đến “bụng” xem bụng chúng to tròn chứa, tốt nhất là bắt cá lên lồng bàn tay xem hậu môn có “mụn trắng” chưa, nếu có thì cá mái đã sẵn sàng chuẩn bị cho sinh nở bạn cần chuẩn bị nơi sinh sản cho chúng.

Mẹo nhỏ giúp ép cá đá thành công:

  • Chỉ cần 1 thau (chậu) nước cao khoảng 10-15cm màu xanh lá hoặc xanh da trời là tốt.
  • Thả vào chậu vài cái lá bàng đã phơi khô.
  • Cho thêm 1-2 muỗng cà phê muối (phòng bệnh, diệt khuẩn).
  • Bỏ thêm 1/3 viên thuốc Tetracylin để kích thích cá trống nhả bọt và phòng bệnh khi cá con mới nở.
  • Cho mực nước khoảng 10cm.
  • Chuẩn bị 1 viên gạch hay tấm bìa để đậy lên khi cho cá ép.
  • Sau 1 tuần cho kè mái, lúc này nước trong hồ ép cũng ngả vàng (lá bàng).
  • Điều kiện cho ép: Thấy cá mái lục sục như muốn bơi về phía cá trống, người nổi sọc dưa, bụng căng vàng.
  • Vì được kè lâu nên cá chọi trống sẽ ít cắn mái vì thế không cần chuẩn bị chỗ chú ẩn cho cá mái.
  • Thả 1 lá bèo lên mặt nước để cá đá trống có chỗ nhả bọt.
  • Thả 2 con cùng 1 lúc và đậy kín lại, chừa 1 chút để không khí vào thôi.
  • Đảm bảo chỗ ép không có tiếng động mạnh, ánh sáng quá mạnh, có mèo, chó….
  • Sau 2 ngày (lúc cá mái đã đẻ xong) vớt nhẹ nhàng cá mái ra tránh làm ảnh hưởng tới tổ bọt.
  • Trứng sẽ nở trong vòng 24-48 tiếng (nhiệt độ ấm trứng sẽ nở nhanh).
  • Lấy bóng đèn vàng thắp sáng vào buổi tối để cá trống có thể vớt trứng bị rơi.

Cách chăm sóc cá xiêm con:

– Sau 2 ngày kể từ lúc nở mới cần cho ăn.
– Có thể cho ăn trùng cỏ nhưng rất dễ bẩn nước vì thế tốt nhất là chuẩn bị bo bo con cho cá chọi con ăn.

Cách chuẩn bị:

– Mua bobo ngoài tiệm về thả vào 1 thau nước lá bàng, có đầy rong trước ngày cho cá con ăn 1 ngày.
– Tới ngày cá con có thể ăn, soi đèn vào thau nước bobo, bobo bị ánh sáng cuốn hút nên sẽ bơi về phía ánh sáng, chỉ cần lấy ống xilanh hút lên và bơm vào hồ ép để cá đá con ăn.
– Cho cá con ăn bobo tới ngày tuổi thứ 10 thì có thể tập cho cá con ăn trùn chỉ.
– Để cá con nhanh lớn thì nên thay nước 1 ngày 1 lần, mỗi lần thanh 50% và phải là nước đã hả clor.
– Tới ngày 10 thì thả cá con ra chỗ nuôi lớn hơn (chú ý có thể vớt cá cha ra vào ngày thứ 5 hoặc 7).
– Cứ thay nước và cho ăn như vậy cho tới 3-4 tháng tuổi thì cho cá ra keo riêng.

Chọn mua cá xiêm:

Cá xiêm kiểng có rất nhiều loại, mỗi loại mang một hình dáng và màu sắc sặc sỡ khác nhau. Các dòng cá xiêm phổ biến ở nước ta hiện nay: cá xiêm Halfmoon, cá xiêm đuôi tưa Crowntail, Plakat,… chọn mua ở cửa hàng uy tín, nổi tiếng. Loài cá xiêm giá đa phần sẽ rẻ hơn nhiều so với các loài cá cảnh khác.( giá từ 50-100 nghìn nếu mua ở các xe đậu vỉa hè khoảng 20-50 nghìn/con) Nên chọn cá xiêm được nuôi ở trong bể nước sạch, không có cặn bã, sống trong môi trường không có loài thủy sinh chết vì sẽ gây ra ô nhiêm nguồn nước.

Mức giá của cá xiêm (Betta, lia thia)

Loài cá này có mức giá khá đa dạng, dao động trong khoảng từ 70.000 đến vài triệu đồng cho những giống cá hiếm. Tuỳ thuộc giống cá, chủng loại, màu sắc cũng như độ hiếm có mà cá sẽ có mức giá khác nhau, không cố định nhưng vẫn khá hợp lý và phù hợp kể cả với các bạn học sinh, sinh viên.

Mong là những thông tin này hữu ích cho bạn. Hãy truy cập shopheo.com để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé.

Tổng hợp bộ sưu tập một số mẫu cá xiêm đẹp hàng tuyển chọn